Chủ nhật, ngày 27 tháng 04 năm 2025
Cập nhật lúc: 18/10/2024

 

Sáng ngày 14/10/2024, UBND Thị trấn Ea Pốk tổ chức khai giảng Lớp truyền dạy chế tác nhạc cụ dân tộc Ê đê tại buôn Ea Măp, thị trấn Ea Pốk, huyện Cư M’gar. Về dự buỗi lễ khai mạc có: Ông, Y Wem Hwing, Phó chủ tịch UBND huyện Cư M’gar; Trưởng, phó Phòng VHTT huyện Cư M’gar;

 Đại diện thường trực Đảng ủy;  HĐND; UBND; UBMTTQ; NGHỆ NHÂN có ông Y JAM ÊBAN; ông  Y DJƯNG ÊBAN. Bí thư chi bộ; Buôn trưởng; Trưởng ban công tác mặt trận buôn Ea Măp; Và 20 thanh niên đại diện cho thanh niên DTTS của thị trấn về học lớp truyền dạy chế tác nhạc cụ của dân tộc Ê đê.

Người Tây Nguyên nói chung, dân tộc Ê đê nói riêng có nhiều loại nhạc cụ truyền thống như khèn đing năm, kơ nhị, Buôt tut (sáo), đing tăk ta (đàn môi), ky pah (tù và); brỗ, gôông, trống…. và đặc biệt là nhạc cụ cồng chiêng. Mỗi loại nhạc cụ lại biểu thị một dạng âm thanh rất đặc trưng, nổi trội, độc đáo. Nhạc cụ dân tộc Ê đê tuy giản đơn nhưng lại phong phú về cách diễn đạt âm thanh, cảm xúc và có vị trí không thể thiếu được trong đời sống văn hoá của đồng bào. Kèn đing năm của người Ê đê là loại nhạc cụ dùng để tỏ tình, giao duyên và là thứ nhạc cụ không thể thiếu được trong tiếng hát tình yêu chàng trai, cô gái hoặc nêu hoàn cảnh của dân tộc Ê đê. Nhạc cụ đing buôt là dạng sáo đơn, có gắn lưỡi gà. Âm thanh của Sáo Ê đê rất độc đáo, bên cạnh những tiếng trong trẻo, êm ái như tiếng người thủ thỉ, thấm sâu vào lòng người, các nhạc cụ truyền thống của người Ê đê nó ẩn chứa dấu tích lịch sử của cả tộc người, thể hiện sức sống mãnh liệt, bản sắc tộc người Tây Nguyên nói chung và người Ê đê nói riêng.  

Dự kiến khóa học chế tác từ 03 – 04  loại nhạc cụ gồm: Chiing Kram ( chiêng tre); đinh tác tar ( sáo gắn quả bầu); đinh puôt (sáo); đàn goong …100% học viên cơ bản phải tiếp thu được các bài đã học, nắm được kỹ năng cơ bản chế tác nhạc cụ theo sự hướng dẫn của nghệ nhân; 50% học viên thực hiện được các sản phẩm, hoàn thiện theo yêu cầu chế tác một loại nhac cụ và các học viên sẽ thực hiện trình diễn chế tác, hoàn thiện loại nhạc cụ dân tộc đã học tại Lễ Bế mạc.

Việc mở lớp truyền dạy chế tác nhạc cụ của dân tộc Ê đê nhằm khơi dậy phong trào học và sử dụng chế tác, diễn tấu nhạc cụ, là dịp tuyên truyền cho thế hệ trẻ nhận thức đầy đủ về giá trị văn hóa của dân tộc mình; qua đó, ý thức hơn trong việc gìn giữ bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa các nhạc cụ dân tộc Ê đê trên địa bàn thị trấn./.

In Gửi Email
THỐNG KÊ TRUY CẬP

Hôm nay:

Hôm qua:

Trong tuần:

Tất cả:

Thống kê hồ sơ
ipv6 ready
Chung nhan Tin Nhiem Mang